Cọ trang điểm là một dụng cụ không thể thiếu trong quá trình makeup của đại đa số chị em phụ nữ. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ công dụng của từng loại cọ. Ngay dưới đây sẽ là chi tiết cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây!
Tại sao phải sử dụng cọ trang điểm?
Nhiều chị em phụ nữ khi vừa bắt đầu tập tành makeup đều cho rằng cọ trang điểm không có cũng vẫn trang điểm được, bởi số tiền bỏ ra cũng không hề nhỏ. Hơn nữa, kích thước cọ to nhỏ khác nhau cũng rất mất thời gian ghi nhớ và tập làm quen với cọ. Vậy tại sao không sử dụng tay, vừa tiện lợi mà vừa tiết kiệm được một khoản?
Bởi tay của chúng ta chứa đựng rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, khi chạm vào mặt sẽ gây nên tình trạng mụn. Không những thế, tán kem bằng tay sẽ không thể đều, dễ bị mốc nền, tệ hơn nữa, khi xoa lực mạnh, da mặt sẽ nhanh lão hóa, chảy xệ.
Cọ trang điểm khắc phục được tất cả những nhược điểm trên. Không chỉ giúp tán đều kem nền và phấn mà còn giữa vệ sinh cho mỹ phẩm và đảm bảo sức khỏe làn da của bạn.
Các loại cọ trang điểm theo chất liệu
Lựa chọn chất liệu cọ cũng rất quan trọng để tăng hiệu quả trang điểm. Trên thị trường hiện nay chia cọ trang điểm thành 2 loại: cọ trang điểm tự nhiên và cọ trang điểm tổng hợp. Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng người.
Cọ trang điểm tự nhiên
- Được sản xuất từ lông động vật như: dê, chồn, sóc,…
- Sợi lông thường không đồng đều về kích thước cũng như màu sắc, bởi do là lông tự nhiên.
- Cọ có cấu tạo xếp chồng lên nhau gần giống với tóc người, tạo nên các kẽ hở li ti, giúp sản phẩm dễ dàng bám vào lông cọ, làm phần nhanh lên màu.
- Vì vậy, cọ trang điểm tự nhiên thường được sử dụng để làm cọ phấn phủ, cọ má hồng và màu mắt.
Cọ trang điểm tổng hợp
- Sản xuất từ các sợi nilon tổng hợp và một số loại sợi tơ nhân tạo.
- Chính vì nhân tạo nên giá thành sẽ rẻ hơn so với cọ trang điểm tự nhiên.
- Sợi lông đều, mảnh, bề mặt trơn mịn nên độ bám của sản phẩm không cao.
- Thời gian sử dụng lâu dài, dễ dàng vệ sinh và làm sạch cọ.
- Thường được sử dụng cho những sản phẩm có kết cấu lỏng như kem nền, che khuyết điểm và son môi,…
Bộ cọ trang điểm gồm những loại nào? Công dụng mỗi loại
Hiện nay có rất nhiều loại bộ cọ 8 cây, 10 cây, 12 cây, thậm chí bộ chuyên nghiệp lên đến 24 cây. Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng để trang điểm hàng ngày và cá nhân, bộ cọ trang điểm 12 cây là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Bạn có thể tham khảo một số hàng nổi tiếng như Naked, Mac, MSQ,…
Dưới đây là công dụng của từng cây trong bộ cọ trang điểm 12 cây
Công dụng của từng cây cọ trong bộ cọ 12 cây
- Foundation Brush – Cọ tán kem nền
- Powder Brush – Cọ đánh phấn phủ
- Blush Brush – Cọ má hồng
- Contour Brush – Cọ tạo khối
- Concealer Brush – Cọ che khuyết điểm
- Brow Brush – cọ vẽ chân mày
- Eyeshadow Brush – Cọ đánh bầu mắt lớn
- Eyes Crease Brush – cọ tán phấn mắt
- Blending Brush – Cọ trộn màu phấn
- Angled Liner Brush – Cọ kẻ mắt
- Spooley Brush – Cọ chải lông mi
- Lips Brush – Cọ môi
Cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây
Foundation Brush – Cọ tán kem nền
- Cọ tán kem nền có phần đầu tròn đều, sợi lông dày tạo thành một đường vòm tròn và được sử dụng cho các loại kem nền dạng lỏng và dạng kem.
- Cọ dễ dàng tán được các loại kem như foundation và concealer lên da nhờ vào các sợi lông cọ mềm mại và kết cấu chặt. Sử dụng cọ tán kem nền sẽ cho ra một lớp nền mềm mịn mà còn tiết kiệm được rất nhiều mỹ phẩm của bạn.

Powder Brush – Cọ đánh phấn phủ
- Đây là cây cọ quen thuộc nhất và xuất hiện trong mọi bộ makeup.
- Cọ đánh phấn phủ có phần đầu tròn, dày và rất mềm mại, được thiết kế riêng giúp phấn tệp lên mặt một cách nhẹ nhàng và mỏng mịn.
- Sở hữu một cây cọ phấn phủ sẽ giúp tiết kiệm được phấn trong trang điểm, giúp lớp nền đều và tự nhiên hơn mà không để lại phần thừa trên da.
- Lưu ý khi dùng phấn phủ là bạn nên tập trung phủ lên vùng chữ T và những vùng thường xuyên bắt sáng để gương mặt có chiều sâu hơn nhé.

Blush Brush – Cọ má hồng
Cọ má hồng
- Nhiều bạn thường hay nhầm cọ má hồng và cọ phủ phấn bởi 2 cây cọ hoàn toàn giống nhau, chỉ khác về kích thước.
- Cọ này cần mềm mại và sợi dài để lượng phấn lấy ra không quá nhiều gây ảnh hưởng đến tổng thể toàn gương mặt.
- Khi tán, bạn nên tán cọ từ gò má ra ngoài hướng mang tai, tránh để phấn lan xuống dưới mũi khiến gương mặt chảy xệ và giá hơn.

Contour Brush – Cọ tạo khối
- Cọ tạo khối tất nhiên là để tạo khối, giúp gương mặt có chiều sâu và sắc sảo hơn. Ngoài ra còn giúp cải thiện một số đường nét trên gương mặt cân đối và hài hoà hơn.
- Bạn nên lựa chọn cọ có lông sợi mềm, dễ tán đều và tự nhiên.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng loại có đầu dẹt để dễ dàng đánh highlight hoặc phủi bớt phấn thừa trên mặt, như vậy sẽ tự nhiên hơn.

Concealer Brush – Cọ che khuyết điểm
- Loại cọ này hầu hết được thiết kế có đầu nhỏ và dẹt. Thiết kế này sẽ giúp kem che khuyết điểm dễ dàng được tán đều, che kín được các vết thâm mụn hay nốt ruồi trên khuôn mặt.
- Bạn chỉ cần lấy một ít kem che khuyết điểm lên mu bàn tay, rồi lấy một ít kem lên cọ, chấm nhẹ nhàng lên các vết cần được phủ.
- Kem che khuyết điểm cần được lựa chọn cùng tone với kem nền để không tạo thành các vết loang lổ trên gương mặt.
Brow Brush – cọ vẽ chân mày
- Cọ vẽ chân mày sẽ có phần đầu nhỏ, dẹt và vả xéo, được sử dụng cho tất cả các loại phấn dạng gel, bột hay kem,… Chính vì vậy cọ tương đối dễ sử dụng, đặc biệt cho những góc khó trang điểm.
- Không chỉ sử dụng cho mày mà loại cọ này còn sử dụng để kẻ mắt, kẻ viền môi,…
Eyeshadow Brush – Cọ đánh bầu mắt lớn
Cọ đánh bầu mắt lớn có kích thước lớn nhất trong các cọ tán phấn mắt, phù hợp tán cho toàn bộ bầu mắt. Lượng phấn bám trên cọ vừa phải giúp dễ dàng kiểm soát độ đậm nhạt của màu mắt.
Eyes Crease Brush – cọ tán phấn mắt
- Loại cọ này có kích thước nhỏ vừa phải, đầu nhỏ và hơi dẹt, dùng để nhấn màu đậm ở sát chân mi và đuôi mắt.
- Cọ tán phấn mắt sẽ giúp đôi mắt của bạn có chiều sâu và hút hồn hơn, cũng là cây cọ không thể thiếu trong trang điểm mắt.
Blending Brush – Cọ trộn màu phấn
Cọ đánh bầu mắt lớn
- Cọ trộn phấn mắt sẽ giúp tan các màu sắc ở bầu mắt, giúp xóa “ranh giới” giữa các màu mắt, tạo hiệu ứng chuyển màu, khiến đôi mắt mềm mại và thu hút hơn.
- Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng cây cọ này để tạo bóng cho mắt và làm mờ màu sắc nữa.
Angled Liner Brush – Cọ kẻ mắt
Cọ kẻ mắt được thiết kế nhỏ, phần đầu nhọn để giúp bạn dễ dàng kẻ một đường eyeliner mảnh và sắc sảo. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bỏ một chút thời gian luyện tập để tránh bị lem và đường eyeliner được thanh mảnh, sắc nét.
Spooley Brush – Cọ chải lông mi
Loại cọ này được sử dụng sau khi chuốt mascara, khiến cho lông mi được tơi, tránh tình trạng vón cục sau khi chuốt.
Lips Brush – Cọ môi
Cọ môi được thiết kế để tán lại son ở trên môi, điều chỉnh lại sắc độ cũng như độ đậm nhạt trên môi.
- Bạn cũng có thể dùng cọ môi để tán soi trực tiếp lên môi, như vậy son lên môi sẽ đều và không bị lem nhem.
Xem thêm:
- 8 lý do nên học trang điểm tại Cokin nhất định không thể bỏ qua
- Bật mí 10 bước trang điểm tại nhà giúp bạn nỗi bật ở đám đông
- TOP 9 xu hướng phong cách trang điểm cô dâu 2022 đẹp, tự nhiên, nhẹ nhàng nhất
Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây, cũng như biết cách phân biệt và bảo quản cọ đúng cách.